[Kiến Thức] Bạn Có Biết "Đi Bộ" Thực Sự Là Gì Không?

Nam N. Phung
Đăng ngày 02/10/2020
1,564 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: Karen Lau)

Theo nhịp sống hối hả, hành khách của ga tàu điện ngầm tấp nập đổ xô đi khắp muôn nơi. Tôi đứng một góc lặng lẽ quan sát dòng người qua lại, rồi bắt đầu nhìn dáng đi của mọi người, vừa ngắm vừa nghĩ, vừa nhớ. Cảnh tượng này đã đưa tôi nhớ lại “Nghiên cứu về dáng của người” của mình trong những năm tháng làm nghiên cứu sinh. Dáng của con người, không bàn đến bệnh lý hay khoa học lâm sàng, chủ yếu được chia làm hai loại: dáng đi và dáng chạy. Chuyên mục này xin giới thiệu về dáng đi.

Định nghĩa chu kỳ đi đề cập đến quá trình gót chân của cùng một bàn chân chạm đất khi cơ thể bước đi bình thường cho đến khi gót chân của cùng một bàn chân chạm đất một lần nữa. Nói một cách đơn giản, lấy bàn chân phải làm điểm chuẩn, khi diễn ra chu kỳ bàn chân phải chạm đất sau đó đến chân trái chạm đất, tiếp theo là chân phải chạm đất lần thứ hai, quá trình chân phải chạm đất hai lần như vậy được gọi là chu kỳ đi hoàn chỉnh và tương tự như vậy cũng áp dụng cho chân trái. (Phải-trái-phải hoặc trái-phải-trái).

Một chu kỳ đi bộ hoàn chỉnh bao gồm hai giai đoạn: Stance Phase; hay được dịch là giai đoạn hỗ trợ hoặc trì trụ) và Swing Phase (giai đoạn đưa đẩy) . Tỷ lệ thời gian phổ biến của giai đoạn là 6: 4.


 

Hình 1: Chu kỳ đi 


Sau đây bài viết giới thiệu các thuật ngữ liên quan đến các thông số không gian và thời gian của dáng đi:

1. Bước: Bất kỳ một chân nào chạm trên mặt đất và tiến lên hoặc lùi xuống đều được tính là một bước. Tuy nhiên, vì cơ thể con người thường đi theo hướng mặt cắt thẳng đứng nên thường là bước tiến về phía trước.

2. Độ dài bước: khoảng cách giữa bàn chân này và bàn chân kia khi chạm đất. Ví dụ khi đi bộ bình thường thì đầu tiên chân phải chạm đất, sau đó chân trái sẽ chạm đất. Khoảng cách (từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải) giữa hai bàn chân lúc này gọi là độ dài bước chân. Trong thực tế, người ta sẽ đo khoảng cách giữa hai gót chân của hai bàn chân.

3. Sải chân (stride): Giai đoạn sải chân hoàn chỉnh là một chu kỳ đi (gait cycle of walking).

4. Chiều dài bước sải (stride length): Là chiều dài của chu kỳ đi hoàn chỉnh nói trên. Ví dụ chân phải chạm đất lần thứ nhất sau đó đến chân trái, tiếp theo chân phải sẽ chạm đất lần thứ hai. Khoảng cách giữa hai lần chạm đất trước sau của chân phải được gọi là chiều dài sải chân.

5. Nhịp bước: (cadence): Tổng số bước đi bộ bình thường trong một phút. Đơn vị thường là số bước trên phút (steps per minute, SPM).

6. Trụ một chân (single limb support/ single leg support): Trong chu kỳ dáng đi, khoảng thời gian hỗ trợ một chân là khoảng thời gian đung đưa của chân kia. Cả hai có liên quan lẫn nhau, vì vậy khi đề cập đến chu kỳ dáng đi, bạn phải chọn một bên chân cụ thể mới có thể xem xét được.

7. Trụ bằng hai chân (double limb support/ double leg support): là đặc điểm khá điển hình khi đi. Tình trạng cả hai chân đặt trên mặt đất cùng một lúc khi đi bộ được gọi là trụ bằng hai chân.

(Nguồn ảnh: Arturo Castaneyra)

8. Tiếp đất ban đầu (initial contact): Giai đoạn này đề cập đến thời điểm khi lòng bàn chân chạm đất. Người ta thường sử dụng gót chân chạm đất để mô tả trạng thái tiếp đất ban đầu (heel contact/ heel strike) trong chu kỳ đi, nhưng không phải tất cả mọi người đều dùng gót chân tiếp đất, do đó, một số sách giáo khoa sẽ dùng lòng bàn bàn chân (foot contact ) thay vì các bộ phận cụ thể của bàn chân (bàn chân trước, bàn chân giữa, gót chân) để miêu tả.

9. Giai đoạn chịu tải (loading response): Ở giai đoạn này, lòng bàn chân từ từ bước xuống đất, trọng lượng cơ thể dồn dần lên lòng bàn chân. Giai đoạn này cũng là điểm khởi đầu cho việc giai đoạn hỗ trợ chi kép ban đầu.

10. Pha đứng giữa (mid-stance): Ở giai đoạn này, lòng bàn chân chịu hoàn toàn trọng lượng, nhìn từ phía mặt phẳng đứng, khớp mắt cá của hai chân có vẻ chồng nhau.

11. Pha đứng cuối (terminal-stance): Ở giai đoạn này, trọng lượng tải lên lòng bàn chân giảm dần, cơ thể nghiêng về phía trước theo quán tính và khi mất thăng bằng, lòng bàn chân sẽ thuận thế đặt lên mặt đất.

12. Pha tiền đưa đẩy (pre-swing): Chân nhấc lên khỏi mặt đất và đầu gối uốn cong một góc có độ lớn tối đa, đồng thời là điểm xuất phát để hỗ trợ chống đỡ hai chân lần thứ hai. Pre-swing là một phần của giai đoạn cuối cùng của pha terminal-stance.

13. Pha đầu đưa đẩy (initial swing): Thông thường điểm xuất phát là khoảnh khắc ngón chân được nhấc lên (toe-off), chân còn lại đang trong giai đoạn chống đỡ một chân.

14. Pha giữa đưa đẩy (mid-swing): đây là giai đoạn bàn chân hoàn toàn rời khỏi mặt đất, đùi sẵn sàng bước về phía trước. Theo mặt đối xứng dọc, góc gập của đầu gối sẽ vuông góc với xương chày (90 độ), đồng thời, sẽ là pha mid-stance của chân còn lại.

15. Pha cuối đưa đẩy (terminal-swing): Tiếp tục giai đoạn trước: từ thời điểm xương chày thắng đứng quay về vị trí tiếp đất ban đầu, cũng là giai đoạn cuối của pha terminal-stance của chân còn lại.

(Nguồn ảnh: Henry Xu)

*Trích dẫn:Stöckel, Tino & Jacksteit, Robert & Behrens, Martin & Skripitz, Ralf & Bader, Rainer & Mau-Moeller, Anett. (2015). The mental representation of the human gait in young and older adults. Frontiers in Psychology. 6. 943. 10.3389/fpsyg.2015.00943.


Nguồn bài viết: Running Biji